Diễn đàn Luật quốc tế 34A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Luật quốc tế 34A

TOGETHER WE BUILD OUR FUTURE
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây

Go down 
Tác giảThông điệp
ckquanghuy
Thành viên năng động
Thành viên năng động



Tổng số bài gửi : 27
Points : 59
Join date : 23/11/2010

Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây   Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây EmptySat Dec 11, 2010 8:19 pm

XUNG ĐỘT VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY

Nguyễn Dư

Giống như hai người: Một người nhìn về mặt trời và một người nhìn về mặt trăng, một người nhìn về cõi âm và một người nhìn về cõi dương – người Tây Phương thì chú trọng đến ngày sinh, người Đông Phương thì quan tâm đến ngày mất... Hai nền văn hóa rất ít và hình như không có điểm tương đồng.

Người Việt Nam thuộc về dân tộc Đông Phương nói riêng, họ cư xử với nhau nghiêng về tình cảm nhiều hơn lý trí. Bổn phận người dân thời xa xưa sống trong sự dẫn dắt của nhà vua, của triều đình: "Trong nhờ, đục chịu". Trong gia đình thì con cái phải phục tùng cha mẹ, vợ phải phục tùng chồng, và anh em phải hòa thuận, nhường nhịn theo thứ, bậc. Ngoài xã hội, bạn bè, bằng hữu phải cư xử tốt với nhau cho hợp với lẽ trời và thuận với đạo làm người. Mọi người có niềm tin về thần thánh, một đấng linh thiêng nào đó sẽ trừng phạt nếu sống trái đạo. Dễ nhìn thấy, ảnh hưởng nhiều nhất là ba quốc gia: Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc có lối sống, sinh hoạt gần giống nhau.

Đạo làm người của Khổng Giáo ngày xưa dạy mọi người trước hết phải biết tu thân. Nhưng khổ nỗi, thân có khi không "tu" được nên lại phải kềm nén, che đậy để thiên hạ đừng chê cười. Che đậy làm sao cho mọi người thấy rằng đó là lối sống "phải đạo". Cách sống nặng nề của người Đông Phương là xấu che, tốt khoe.

Ngày nay niềm tin thần thánh gần như đã lui vào quá khứ, giáo dục con người theo Khổng Giáo mất dần đi ảnh hưởng, tác động không còn nhiều. Che đậy thì sinh ra giả dối, phạm tội khó mà nhìn thấy. Tìm và diệt những tệ nạn giống như là trò chơi năm mười, hôm nay bịt đầu này thì ngày mai sẽ lòi đầu kia.

Từ khi con người sống càng ngày chật thêm trên mặt đất, mọi người xích lại gần nhau hơn bằng nhiều hình thức: biên giới các quốc gia gỡ bỏ dần, thông tin khắp thế giới chỉ tính bằng giây... Trong sự cạnh tranh, va chạm đáng kể về văn hóa, tư tưởng, kinh tế thì luật lệ rất cần thiết để ổn định, quân bình cuộc sống. Nhân số tăng, đời sống phát triển, luật lệ buộc phải tiến theo.

Thời buổi hiện nay, người Đông Phương không thể sống bon chen, gò bó, kềm nén với nhau, lấy quan hệ chính cư xử bằng tình cảm nhiều như ngày xưa được nữa. Quan hệ tình cảm hằng ngày theo kiểu "bao thư lót tay" có lẽ là do ảnh hưởng của nền văn hóa xa xưa, đến ngày hôm nay vì hoàn cảnh xã hội đã dần dần biến thái.

Người Tây Phương ngược lại. Có lẽ trước đây họ không bị ảnh hưởng bởi nền Tam Giáo như ta, chỉ biết dùng sức mạnh để chinh phục nên luật lệ ra đời sớm chăng?

Nghĩ lại người Tây Phương, lối sống tự do dân chủ của họ là đúng, là công bằng. Sống phải biết cởi mở, đối thoại minh bạch, công khai. Không tạo lối sống chụp mũ, khỏa lấp, bao che, ngụy biện để chạy tội. Trong bất đồng chính kiến giữa cha mẹ với con cái, dầu đúng hay sai họ không được phép dùng vũ lực hay trấn áp, bởi trên họ có luật pháp gắt gao của quốc gia, và trên luật pháp của quốc gia là luật nhân quyền quốc tế. Mọi người được ý thức, giáo dục trong gia đình từ lúc còn bé.

Phát triển kinh tế, sống chung đụng với nhiều nền văn hóa, chạy theo cho kịp với đời sống Tây Phương, phục vụ cho sự phát triển ổn định của con người, nhưng giáo dục thì giữ lối sống Đông Phương là thiếu cân đối. Tại sao những người có trách nhiệm với gia đình, ngoài xã hội và trong quốc gia không chọn cho mình giải pháp để dung hòa trong cuộc sống giữa hai nền văn hóa Đông Phương và Tây Phương?

Nếu đem so sánh giữa Tây và Ta, thoạt nhìn chúng ta sẽ tưởng rằng người Tây Phương sống gần như thiếu tình cảm trong quan hệ xã hội bởi vì họ áp dụng luật pháp trong sinh hoạt khá nhiều.

Nhìn lại trong những thế kỷ trước, ở xã hội ta, con gái trong làng trái đạo, vi phạm luân lý xã hội trong thời đó thì bị cạo đầu bôi vôi. Những người có trách nhiệm thời đó đã vi phạm quyền sống của con người. Thời nay khác, nếu vẫn còn giữ phong tục cổ xưa như thời đó thì chắc phần đông con gái cả phường, cả huyện đều bị cạo đầu! Trong việc giáo dục gia đình, mới đây thôi, chuyện phòng the là chuyện bí mật. Thời nay, những chuyện bí mật đó lại được đem vào học đường để giáo dục công khai.

Lối sống "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" hay "áo mặc sao qua khỏi đầu" là lối sống rất tai hại, cần phải loại bỏ.

Ở Việt Nam hiện nay chính quyền quản lý tư tưởng, sinh hoạt người dân tận răng là điều ai cũng biết. Bộ Thông tin văn hóa kiểm soát từng cách ăn mặc trong sinh hoạt văn nghệ, từng lời lẽ trên báo chí. Những chuyện đó đem kể ra trong lúc này cứ tưởng chừng như còn đang sống trong thời kỳ trung cổ!

Cái gì càng cấm đoán thì càng tò mò. Áp dụng những điều cấm đoán, lén lút thiếu hiểu biết thì rất tai hại. Thời buổi thông tin chớp nhoáng khó mà cấm đoán. Tại sao không công khai, tạm thời chấp nhận, đem vấn đề ra bàn cãi để tìm phương pháp giáo dục!? Tại sao không rút kinh nghiệm từ lối sống bảo thủ ngày xưa để giáo dục cho thời nay cốt tránh sự chùn chân, sai lầm không không đáng, làm thiệt hại cho những thế hệ tiếp theo?

Con cái trong nhà nếu không có đối thoại để dạy dỗ thì sẽ dễ hư hỏng. Hoặc nếu buộc con cái một mực áp dụng rập khuôn theo giáo huấn của cha mẹ thì không được mở mang kiến thức và cũng chưa chắc gì sẽ nên người. Đằng sau sự vâng lời rập khuôn tưởng chừng như êm ấm gia đình đó lại nổi lên sóng gió khi chúng thoát khỏi sự kềm tỏa, người có trách nhiệm và cả ngay con cái không biết đâu sai trái hay đứng đắn mà lường.

Thử nghĩ, trong căn bệnh thế kỷ, nếu người bị nhiễm H.I.V vì sợ xấu hổ, không dám công khai điều trị, những người có trách nhiệm không đưa vào giáo dục cho mọi tầng lớp trong xã hội thì căn bệnh nguy hiểm đó sẽ gây tác hại nghiêm trọng trong cộng đồng như thế nào?

Những tệ nạn xã hội như mại dâm, buôn bán phụ nữ, buôn bán trẻ em, hối lộ, lừa đảo... ở Việt Nam, nếu chính quyền biết áp dụng chính sách công khai, không che đậy, tự do chỉ trích thì những tệ nạn đó sẽ bị loại bỏ dần.

Thí dụ như để báo chí tự do viết, tranh luận, moi móc những thói hư, tật xấu xã hội ra bằng những bài báo sắc bén, bằng những bài phiếm luận... Thí dụ như các cuộc thi viết có thưởng (chứ đừng dùng bằng khen để tặng, sáo rỗng) cho những vở kịch, cải lương và những câu vọng cổ để đả phá, moi móc tận cùng những thói hư tật xấu, kết tội những người có trách nhiệm trong chính quyền từ trung ương tới địa phương, moi móc những thảm cảnh và hậu quả của việc đi lấy Đài Loan để đổi đời. Những moi móc làm xấu hổ những kẻ phạm tội và những người lầm lỡ, làm chùn chân những ai lăm le định ra tay kiếm chác bằng những lợi nhuận bất chính sẽ tạo cho mọi người hiểu biết để cảnh giác, đề phòng.

Những lối tuyên truyền bình dân đó dễ đi vào lòng người, dễ đi vào mọi từng lớp và sẽ được lưu chuyển đi khắp hang cùng ngõ hẻm, chắc chắn sẽ đạt được nhiều kết quả hơn là đem chuyện "người tốt việc tốt" ra để bắt mọi người phải học miễn cưỡng, đôi khi không ai thèm học vì tự ái cá nhân.

Sai lầm của chính quyền nghiêm trọng từ khi đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam. Đến khi nhận ra, đổi mới thì lúc đó cái căn bệnh nghèo đói quật ngã đi đạo đức trong xã hội rồi. Bây giờ lại không dám nhận lỗi, cố tình lấp liếm, che đậy rồi sửa sai. Nhưng càng sửa thì càng sai hoặc có giỏi lắm thì cũng giậm chân tại chỗ bởi vì không dám công khai, minh bạch trong những sai lầm; không dám để cho mọi tầng lớp tranh luận, chỉ trích. Chính quyền Việt Nam sợ sự thật, cố bám lấy, vớt vát những hào quang chiến thắng để tô đắp danh vọng, tạo thêm vây cánh để yên thân trong ngôi vị.

Chúng ta dạy con cái phải biết thành thật, không giấu giếm, che đậy những sai trái; phải biết thật lòng nhận lỗi lầm để hoàn thiện bản thân. Nhưng bản thân chúng ta là người lớn không làm được hay khó làm điều đó bởi vì bị ảnh hưởng quyền lợi trong cuộc sống. Chẳng khác nào kêu gọi mọi người "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư" nhưng bản thân mình chẳng cần kiệm, chẳng liêm chính, chẳng chí công, chẳng vô tư.

Nếu ông Mạnh đừng đặt quyền lợi gia đình mình lên trên, đừng để phe nhóm tâng bốc, nâng con cái ông lên nắm những chức vụ cao trong chính quyền; nếu ông Lê Đức Thúy đừng vì quyền lợi mà tạo chỗ ngồi béo bở cho con ông; và nếu các cán bộ thừa hành khác trong chính quyền sòng phẳng trong quan hệ đối xử, công bằng, công khai cho chỉ trích trong mọi tầng lớp thì đất nước không bệ rạc, bất công, khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng nới rộng như ngày hôm nay.

Chỉ có luật pháp mới có thể kiềm chế được quyền lợi, bản năng, lòng tham đó của mỗi con người; chỉ có luật pháp mới có thể san bằng mọi bất công; chỉ có tự do ngôn luận, dân chủ mới góp phần cải tổ luật pháp cho hoàn hảo. Bản thân mỗi người, mỗi đảng phái khó kềm chế nổi bất công bởi vì còn ảnh hưởng quyền lợi. Luật pháp, tự do dân chủ phải liên kết, bổ sung với nhau. Người ta cứ tưởng rằng tự do dân chủ gói gọn, nằm trong quốc hội độc đảng, phe nhóm là đủ!

Chuyện ông Triết công du nước Mỹ, nếu ở trong nước có báo chí đối lập thì cái "hũ mắm" của ông Triết được tận tình khui ra, bốc mùi khắp nơi, lúc đó sẽ có đề tài tranh luận. Sự tranh luận dân chủ đó rất cần thiết. Nhưng khổ thay, chuyện đó lại được che đậy cẩn thận. Thí dụ, nếu chuyến đi đó có thành công về kinh tế, nhưng còn sĩ diện quốc gia và tự ái dân tộc, cần phải được bàn cãi, mổ xẻ. Sĩ diện quốc gia, tự ái dân tộc không phải chỉ riêng một mình của ông Triết hay của một đảng phái, phe nhóm.

* * *

Nếu đem ngày hôm nay ra mà so sánh giữa người Việt và người Tây Phương rồi đóng lên đầu người Việt cái "mộc", chế giễu và có ý miệt thị là một sự so sánh thiếu hiểu biết, không lương thiện và không công bằng, xem thường người Việt nói chung, mù quáng coi trọng người Tây Phương. Người Tây Phương đúng trong việc áp dụng dân chủ sớm nên đất nước phát triển vượt bực, công bằng như chúng ta thấy ngày hôm nay, nhưng chưa chắc họ tài giỏi, thông minh, chịu khó hơn người Việt.

Phàm là con người thì ai cũng như ai. Cũng có đầy đủ: Thương, ghét, sợ hãi, phẫn nộ, tham vọng... Cũng có những người vì bảo vệ chân lý, không sợ tù tội, trù dập, kể cả cái chết. Thử nhìn về ngược dòng lịch sử, nếu lấy người Tây Phương đem thế chỗ cho người Việt trong thời điểm năm 1954 và năm 1975, hỏi họ sẽ làm gì? Và đặt họ vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện tại rồi hỏi họ có ở lại quê nhà để xây dựng tổ quốc, hay những người ở trong nước có cải tổ hiến pháp bằng lá phiếu được hay không?. Hay họ cũng tức khí lên, không làm gì được rồi cũng quay lại chửi chế độ cho bõ ghét như người Việt. Cho đến ngày hôm nay người Việt vẫn còn bỏ đất nước ra đi bằng nhiều cách như chúng ta thấy. Tại sao vậy? Đặt trường hợp người Tây Phương, họ có hành động như chúng ta không?

Có thống kê cho rằng dân tộc da vàng là dân tộc thông minh nhất thế giới, kế đến dân da trắng, thứ ba mới đến dân da đen. Không biết có chính xác không? Thử nhìn người Việt hơn ba thập niên nay sống ở xứ người, xứ tự do. Nếu so với dân bản xứ là người Tây Phương cũng hai bàn tay trắng, cùng khó khăn và cùng thời điểm như người Việt thì chúng ta thử nghĩ xem dân tộc nào thành công và hòa hợp vào cuộc sống nhanh hơn? Hãy nhìn theo tỷ lệ con em học sinh giỏi, người Việt thành đạt ở khắp mọi nơi trên thế giới so với những người Tây Phương cùng lứa, dân bản xứ gốc, không trải qua giai đoạn khốn khó như người Việt thì sẽ biết. (1)

Nếu muốn cải tổ xã hội, dẹp bớt đi những bất công, xóa phần nào những tệ nạn xã hội thì phải có dân chủ thật sự, dân chủ theo Tây Phương.

Những bất đồng chính kiến bị canh chừng, kềm kẹp, tù tội. Đến ba bốn thập niên sau mới ý thức được sai trái, quyền lợi nhả ra, lúc đó mới đổi mới, sửa sai thì tội nghiệp cho những thế hệ con dân Việt.

Không dám cải tổ rồi biện luận rằng: "Dân trí người VN còn hạn chế, hoàn cảnh xã hội, phong tục tập quán khác người Tây Phương nên không thể áp dụng dân chủ giống như họ được". Hoặc là: "Việt Nam bây giờ cũng dân chủ lắm rồi, không cần phải cải tổ (dân chủ kiểu tập quán phong tục Việt Nam)". Một quan niệm lập luận ấu trĩ, lấp liếm, rõ ràng sợ mất quyền lợi phe nhóm. Phong tục tập quán là một thói quen sống gò bó trong một phạm vi quốc gia, dân tộc, bộ lạc; tự do dân chủ là quyền sống của con người, là luật công bằng của cộng đồng nhân loại. Giữ phong tục tập quán thì sẽ không hoàn toàn có tự do dân chủ.

Nếu vậy người ta cũng có thể lập luận rằng: Gia đình tôi rất là dân chủ, mọi người được tham gia nhiều hoạt động nhưng sống phải có tôn tri trật tự. Tôi chủ gia đình, có quyền ép buộc hoặc đánh vợ, đợ con bởi vì vợ tôi không nghe lời chồng, không phục tùng chồng, con cái tôi không làm bổn phận nuôi nấng, phụng dưỡng cha mẹ là vi phạm phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc. Nhưng cách lập luận này rõ ràng hoàn toàn trái với cách sống dân chủ ngày nay.

Việt Nam ngày nay đang rất cần những người có lòng với dân tộc, có cách thức vận động qua nhiều phương tiện trong đó có phương tiện truyền thông về dân chủ để tác động, để mở mắt thêm cho mọi tầng lớp.
Nguồn: http://thangtien.de/index.php?Itemid=274&id=826&option=com_content&task=view
Về Đầu Trang Go down
ckquanghuy
Thành viên năng động
Thành viên năng động



Tổng số bài gửi : 27
Points : 59
Join date : 23/11/2010

Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây   Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây EmptySat Dec 11, 2010 8:25 pm

các bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề sự khác nhau giữa đông và tây có thể vào trang http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=blogsection&id=3&Itemid=45
Về Đầu Trang Go down
 
Xung Đột Văn Hóa Đông Và Tây
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đề thi môn Luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các năm trước
» Cảm động lắm nè
» Dịch vụ pháp lý tư vấn hợp đồng
» Thẩm định và tư vấn hợp đồng – Dịch vụ của Công ty Luật Newvision
» Luật sư tham gia tranh tụng tranh chấp lao động

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Luật quốc tế 34A :: HỌC HÀNH :: Tài liệu :: Tài liệu khác-
Chuyển đến